Ngày nay sản xuất Gỗ ván ép đang ngày càng được mở rộng do nhu cầu sử dụng Gỗ ván ép công nghiệp thay thế gỗ tự nhiên gia tăng mạnh. Việc tạo ra những tấm ván ép chất lượng không chỉ mang đến giải pháp kinh tế cho khách hàng mà còn giải quyết được việc khan hiếm gỗ tự nhiên trên thị trường hiện nay.
Quy trình sản xuất ván ép công nghiệp thường có 3 giai đoạn chính, đó là:
1. Giai đoạn 1: Thu hoạch gỗ
- Lựa chọn các cây gỗ phù hợp (gỗ lá rộng hoặc gỗ lá kim)
- Sử dụng máy cắt, lấy phần thân gỗ, loại bỏ cành và lá cây, sau đó vận chuyển về nhà máy xử lý
2. Giai đoạn 2: Xử lý gỗ
- Thân gỗ sau khi được đưa về sẽ được ngâm trong hồ nước trong một khoảng thời gian nhất định. Việc này giúp máy dễ dàng bóc vỏ và dễ cắt theo nhiều kích thước.
3. Giai đoạn 3: Sản xuất ván ép công nghiệp
Bước 1: Bóc vỏ và cắt miếng gỗ thành từng khúc theo kích thước yêu cầu
Bước 2: Miếng gỗ được đưa vào máy cắt để tạo thành tấm gỗ mỏng. Tấm này gọi là tấm ván lạng hay ván độn.
Bước 3: Tấm ván lạng được đưa lên dây chuyền để cắt theo kích thước yêu cầu và phân loại
Bước 4: Sau đó chúng được cho vào máy sấy khô hoặc phơi ngoài tự nhiên để đạt độ ẩm quy định.
Bước 5: Khi đã được sấy, phơi khô, tiếp tục được phân loại, kiểm tra về chất lượng lần cuối của ván mỏng thì mới đưa vào sản xuất.
Bước 6: Phủ đều lên hai mặt tấm ván độn keo kết dính bằng cách đưa các chúng vào máy tráng keo
Bước 7: Xếp các tấm ván độn chồng lên nhau theo độ dày yêu cầu. Quy tắc xếp so le ngang dọc góc 90 độ để tấm ván có kết cấu chắc chắn.
Bước 8: Đưa tấm ván đã được xếp vào máy ép nguội. Việc này để làm phẳng và đảm bảo keo được phân phối đồng đều.
Bước 9: Đưa tấm ván đi ép nóng trong thời gian quy định để các tấm gỗ mỏng liên kết chặt chẽ với nhau. Nhiệt độ, áp suất, thời gian phải được kiểm soát chặt chẽ
Bước 10: Sau khi ép nóng, ván ép được làm nguội và đưa vào máy cắt tỉa và chà nhám để bỏ cạnh, làm mịn bề mặt.
Bước 11: Kiểm tra chất lượng thành phẩm.
- Gỗ sau thu hoạch được xử lý và cắt khúc theo yêu cầu
- Sau khi được bóc vỏ, lõi gỗ sẽ được bóc thành tấm ván lạng mỏng
- Ván lạng sau bóc được sấy hoặc phơi khô tới độ ẩm tiêu chuẩn
- Công đoạn Xếp ván (Sau khi ván lạng được kiểm tra, phân loại và tráng lớp keo ở bề mặt)
- Ép nguội gỗ ván
- Ép nóng
- Chà nhẵn mặt ván
- Công đoạn cắt cạnh để ván có kích thước yêu cầu
- Phân loại, kiểm tra chất lượng
- Ván thành phẩm đạt tiêu chuẩn được đóng đai, kiện chuyển tới khách hàng
Sau khi hoàn thành các công đoạn, ván ép sẽ được đóng gói theo quy định và bảo quản trong kho hoặc phân phối đến nơi cần thiết. Thực tế thì ở Việt Nam các nhà máy sản xuất gỗ ván ép sẽ mua sẵn các tấm ván lạng về để sản xuất.
Lưu ý trong quá trình sản xuất Gỗ ván ép công nghiệp:
- Sau khi được sấy khô, tấm gỗ mỏng được bảo quản ít nhất 24h và giữ độ ẩm 6-8%
- Lựa chọn keo dán phù hợp. Các loại keo thường sử dụng là keo protein, keo Urea-formaldehyde và keo Phenol-formaldehyde
- Điều kiện áp lực ép phải đạt chuẩn
- Quy trình ép ván nghiêm ngặt, đúng trình tự
Liên hệ ngay với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH GOODS GLOBAL
Hotline: 038.6786.222
Email: exportgoodsglobal@gmail.com
Địa chỉ: Số 193 Đường Trần Phú, P.Đồng Tâm, Tp.Yên Bái, T.Yên Bái
|